![]() |
Trong cuộc họp sáng nay, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch TP.HCM cho hay, TP rất cân nhắc về chuyện đi học của học sinh bởi diễn biến dịch bệnh phức tạp.
Trước đó, UBND TP.HCM đã có quyết định cho học sinh mầm non và phổ thông kể cả giáo dục thường xuyên từ lớp 1 đến lớp 11 cùng học viên các trung tâm tin học- ngoại ngữ, cơ sở dạy thêm, giáo dục kỹ năng sống nghỉ hết 15/3.
Đối với học sinh, sinh viên, học viên khối giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố nghỉ hết tháng 3.
![]() |
Học sinh mầm non tới THCS ở TP.HCM tiếp tục nghỉ học tránh Covid-19 (Ảnh: Thanh Tùng) |
Sau các mốc thời gian nghỉ học nêu trên, Sở GD-ĐT, Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Y tế cập nhật tình hình phòng, chống dịch Covid-19 của thành phố tham mưu phương án đi học trở lại cho học sinh. Đồng thời, hướng dẫn các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đảm bảo tiến độ, hiệu quả thực hiện chương trình theo quy định.
Ở khối sinh viên, hiện ĐH Quốc gia TP.HCM quyết định cho toàn bộ sinh viên, học viên nghỉ học tới hết tháng 3.
Các trường thực thuộc ĐH này gồm Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Kinh tế luật, Trường ĐH Công nghệ thông tin, Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH An Giang, Khoa Y...
Trường Phổ thông Năng thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ theo quy định của UBND thành phố.
Nhiều trường khác cũng cho sinh viên nghỉ hết tháng 3 như Trường ĐH Tài chính - Marketing, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, Trường ĐH Hùng Vương TPHCM, Trường ĐH Nha Trang, Học viện Cán bộ TP.HCM...
Lê Huyền - Hồ Văn
- Trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19, đến nay, nhiều địa phương đã quyết định tiếp tục cho học sinh nghỉ thêm so với các thông báo trước đó.
" alt=""/>Học sinh TP.HCM tiếp tục nghỉ tránh virus corona
Trong ngày hôm nay (26/8), tuyển Việt Nam chính thức hội quân tại Hà Nội chuẩn bị cho trận mở màn vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á, gặp tuyển Thái Lan.
Các cầu di chuyển thành từng nhóm tới Hà Nội để nhận phòng. Vào buổi tối cùng ngày, HLV Park Hang Seo và BHL có cuộc họp với toàn đội để thông báo về kế hoạch tập luyện cũng như những công việc liên quan trong đợt tập trung này.
![]() |
Đình Trọng và Phan Văn Đức là hai trò cưng của HLV Park Hang Seo |
Đáng chú ý, trong danh sách nhận phòng ở khách sạn La thành có một phòng riêng dành cho cặp đôi Phan Văn Đức và Trần Đình Trọng. Cả 2 đều đang chữa trị chấn thương dài hạn và chắc chắn không thể bình phục cho cuộc đọ sức với Thái Lan.
Dù vậy, HLV Park Hang Seo vẫn tạo điều kiện cho hai cầu thủ này tập trung cùng đội tuyển để có điều kiện tốt nhất chữa trị chấn thương. Nhiều khả năng với hai trường hợp Trọng Hoàng và Văn Hậu cũng được thầy Park gọi lên tuyển lần này với lý do tương tự.
Liên quan đợt tập trung tuyển Việt Nam, trong ngày hội quân, các cầu thủ chỉ có mặt vào buổi chiều, trong khi buổi sáng là sự xuất hiện của các trợ lý HLV Park Hang Seo.
Được biết chuyến bay chở các cầu thủ HAGL từ Pleiku đã bị delay, nên Xuân Trường cùng các đồng đội dự kiến phải hơn 3h mới có mặt tại khách sạn để nhận phòng.
Video tuyển Việt Nam 1-0 Thái Lan ở King's Cup 2019:
Huy Phong
" alt=""/>Tuyển Việt Nam hội quân: Đình Trọng, Phan Văn Đức bất ngờ có mặtTổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Sáng 9/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm và làm việc với Ban Kinh tế Trung ương về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng khóa XIII đến nay và phương hướng, nhiệm vụ đến hết nhiệm kỳ.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, với vai trò là cơ quan tham mưu chiến lược của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong những vấn đề lớn liên quan đến lĩnh vực kinh tế - xã hội, hoạt động của Ban Kinh tế Trung ương luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, gần 40 năm qua, Ban Kinh tế Trung ương đã có rất nhiều đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạch định đường lối, chủ trương, biện pháp lớn quan trọng về quản lý kinh tế - xã hội, góp phần đưa đất nước ta đạt được những thành tựu phát triển kinh tế đầy ấn tượng và đáng tự hào.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Nhấn mạnh muốn có một bộ máy hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng đáp ứng yêu cầu phát triển của giai đoạn mới, bắt buộc phải thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, Tổng Bí thư nêu rõ, Ban Kinh tế Trung ương cần cách mạng về tư duy, cách mạng về tổ chức bộ máy để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn mới, phương thức làm việc để tạo đột phá về hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Điều này gắn với mục tiêu tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả mà Trung ương đang đề ra.
Ban Kinh tế Trung ương cần phải trở thành một cơ quan nghiên cứu tham mưu chiến lược hàng đầu của Đảng về kinh tế - xã hội, có uy tín quốc tế, trên cơ sở không ngừng kế thừa những thành tựu đã có và phát triển lên tầm cao mới.
Tổng Bí thư đề nghị Ban không ngừng đổi mới tư duy, sáng tạo, tăng cường năng lực hoạch định chiến lược; năng lực nghiên cứu, phân tích, dự báo; nhất là trước các xu hướng lớn của thế giới để từ đó đề xuất chủ trương, chính sách, giải pháp phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo về kinh tế - xã hội của Đảng.
Tổng Bí thư nhấn mạnh Ban Kinh tế Trung ương tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa với cơ quan hành pháp, lập pháp, các Ban xây dựng Đảng, địa phương trong sơ kết, tổng kết các chủ trương, chính sách của Đảng về kinh tế - xã hội, trước mắt là tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, xây dựng văn kiện Đại hội XIV của Đảng, thành quả 40 năm đổi mới đất nước.
Ban cần chủ động hợp tác quốc tế với cơ quan nghiên cứu, lý luận của các Đảng anh em; hợp tác với tổ chức quốc tế, trường đại học, viện nghiên cứu về chính sách hàng đầu trên thế giới; vừa học tập những kinh nghiệm phát triển hay của nước bạn; đồng thời chia sẻ, lan tỏa kinh nghiệm phát triển thành công của Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Các đại biểu tham dự buổi làm việc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Để đạt được các yêu cầu nhiệm vụ, Tổng Bí thư chỉ rõ, điều cốt lõi là phải hình thành đội ngũ nghiên cứu cao cấp, chuyên sâu, phải kết nối và sử dụng chất xám của những nhà trí thức thực sự, chuyên gia, nhà khoa học có năng lực và tâm huyết; xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ công chức có chất lượng cao, năng lực nghiên cứu độc lập, bản lĩnh, kinh nghiệm, trình độ.
Tổng Bí thư đề nghị, Ban Kinh tế Trung ương chủ động, tích cực tham gia đóng góp cả về lý luận, thực tiễn, phát hiện những nhân tố mới, mô hình hay, đúc kết kinh nghiệm tốt, đóng góp thiết thực vào việc chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, trong đó có việc hoàn thiện các văn kiện của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội.
Với sự quyết tâm, đoàn kết, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và cán bộ, đảng viên của Ban, trong thời gian tới, Tổng Bí thư tin tưởng Ban Kinh tế Trung ương sẽ tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
" alt=""/>Tổng Bí thư Tô Lâm: Ban Kinh tế Trung ương cần cách mạng về tổ chức bộ máy